Nhầm lẫn người bệnh – thật sự là vấn đề không nhỏ, xảy ra ở tất cả các khâu trong khám, chẩn đoán và điều trị. NHẦM ở đây nghĩa là sao? Là lẽ ra chích cho ông A thì lại chích ông B; là khám bệnh cho ông C lại ghi vào hồ sơ bệnh án của ông D; kết quả xét nghiệm của ông E lại trả cho ông F; là… là… trăm muôn nghìn kiểu nhầm.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến cái sự nhầm lẫn này, nhưng chắc chắn trong nhiều trường hợp người bệnh cũng góp phần trong việc nhầm lẫn. Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi số phận, hạn chế sự việc đó chỉ bằng câu hỏi đơn giản: “Bác sĩ ơi! Tôi là ai?” An toàn cho chính bản thân bạn khi câu hỏi đó được đặt ra và tránh sự nhầm lẫn không đáng có.

Nhận dạng đúng người bệnh là một trong sáu tiêu chí Quốc tế về An toàn cho bệnh nhân. Tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu đang triển khai và thực hiện nhằm nâng cao độ chính xác trong việc nhận dạng bệnh nhân. Chúng ta hãy cùng xem nhân viên của Bệnh viện Phương Châu nhận dạng đúng người bệnh như thế nào nhé:

 

  • Đối với Khoa Nhi, sơ sinh

- Màu đỏ: với bé dị ứng thuốc
- Màu vàng: với bé có nguy cơ té ngã
- Màu xanh: bé trai
- Màu hồng: bé gái

 

  • Đối với Khoa Sản – Phụ, Đa khoa

- Màu đỏ: bệnh nhân có cơ địa dị ứng thuốc
- Màu vàng: bệnh nhân có nguy cơ té ngã
- Màu trắng: bệnh nhân thường trên 15 tuổi

1. Đeo lắc tay cho tất cả bệnh nhân nội trú, trên lắc tay có nội dung : họ tên, năm sinh, giới tính và số nhập viện của người bệnh. Họ tên, năm sinh, giới tính có thể trùng nhưng số nhập viện là duy nhất, bạn hãy yên tâm nhé. Nhân viên y tế sẽ giải thích trước khi đeo lắc tay cho người bệnh. Màu của lắc tay cũng sẽ được phân biệt như sau:


2. Người bệnh tự đọc họ tên và năm sinh của mình trước khi được chăm sóc. Nhân viên y tế sẽ đối chiếu với thông tin trên vòng đeo tay cùng với thông tin trên hồ sơ. Tuy nhân viên y tế đã “quen mặt” người bệnh, nhưng vẫn đề nghị người bệnh đọc lại thông tin để đảm bảo không nhầm lẫn.
3. Nhân viên y tế đối chiếu cả 3 nội dung trên lắc tay của người bệnh với hồ sơ hoặc công khai thuốc trước khi thăm khám hoặc chăm sóc người bệnh.

“Đeo vòng” không có nghĩa là không hỏi thông tin bệnh nhân mà vừa hỏi vừa nhìn thông tin trên vòng để đối chiếu, dù trong bất cứ tình huống bận rộn nào. Không được hỏi câu hỏi đóng mà luôn luôn sử dụng câu hỏi mở. Nhận dạng người bệnh được xem là việc LUÔN LUÔN PHẢI LÀM để đảm bảo an toàn. Vì vậy trước khi nhận bất kỳ dịch vụ y tế nào, bạn hãy cho nhân viên y tế biết mình là ai nhé!

Wildcard SSL