Chỉ trong một thời gian ngắn Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu đã nuôi thành công 3 cas trẻ sơ sinh cực non tháng (từ 28 - 31 tuần) bằng áp dụng phương pháp Kangaroo sớm. Hiện tại, 02 cas đã xuất viện với tình trạng sức khỏe rất tốt, 01 cas đã tự bú mẹ được và sắp xuất viện.

Bé “Kangaroo” – đó là tên mà các bác sĩ, điều dưỡng Khoa nhi – sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu âu yếm gọi cho bé gái 28 tuần con chị H.T.H.

Vợ chồng chị H.T.H 38 tuổi, ngụ tại Ô Môn, Cần Thơ, đã chờ đợi đứa con đầu lòng 15 năm nay. Hai anh chị cũng đã đi điều trị vô sinh nhiều lần mà chưa có kết quả. Lần mang thai này chị H. đậu thai tự nhiên. Chị H. nhập viện Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu ngày 04/03/2013, với chẩn đoán con so, thai 28 tuần, vỡ ối, tim thai giảm. Chị H. vừa có bệnh lý tiểu đường và cao huyết áp. Kíp trực đã quyết định mổ lấy thai để cứu bé. Cas mổ đã bắt ra được một bé gái cân nặng 1.400gr, bé bị suy hô hấp nặng do bệnh màng trong độ III – IV. Hô hấp không tự thở được, tiêu hóa cũng chưa thể ăn được qua đường miệng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng – Q. Trưởng khoa nhi – sơ sinh cùng các bác sĩ và điều dưỡng của khoa nhi – sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu quyết định thực hiện phương pháp Kangaroo sớm cho bé, phối hợp cho bé thở NCPAP và nuôi ăn tĩnh mạch, đồng thời hướng dẫn mẹ vắt sữa cho bé ăn. Những ngày đầu khi mẹ chưa phục hồi sức khỏe, ba bé và người thân (cô ruột) là người ấp bé. Ngày thứ hai sau sinh, bé ăn được 1ml sữa mẹ mỗi 2 giờ. Lượng sữa mẹ được tăng dần 1ml/cữ mỗi ngày. Trong lúc ấp Kangaroo các điều dưỡng và người nhà cũng thay nhau massage cho bé.

http://phuongchau.com/images/baiviet/khoa_nhi_so_sinh/kagaroo/1.jpg

H.1. Kagaroo kết hợp thở NCPAP và tập phản xạ bú cho bé “Kangaroo” bằng tăm bông nhúng sữa mẹ

 

Có đợt bé nhiễm trùng phải ngưng ăn đường tiêu hóa 4 ngày. Các bác sĩ và điều dưỡng phải tập cho bé ăn lại. Đến lúc xuất viện bé đã tiêu hóa tốt 35ml sữa mẹ mỗi 2,5 giờ.

Đối với các bé sinh non như trường hợp này, khâu chăm sóc vô trùng rất quan trọng do cơ thể bé còn rất yếu, rất dễ bị nhiễm trùng. Não bé cũng chưa trưởng thành hoàn chỉnh nên bé sẽ có những cơn ngưng thở. Với bé này rất ít có các cơn ngưng thở do bé được ấp Kangaroo sớm và massage. Những giọt sữa non đầu tiên của mẹ cũng như tình thương của những người thân dành cho bé đã góp phần làm nên điều kỳ diệu này.

http://phuongchau.com/images/baiviet/khoa_nhi_so_sinh/kagaroo/2.jpg

H.2. Niềm vui của mẹ “Kangaroo” khi ấp bé trong vòng tay mình

 

Thành công này là phần thưởng xứng đáng cho tập thể bác sĩ, điều dưỡng của BV Phương Châu, nhất là các bác sĩ và điều dưỡng của khoa nhi – sơ sinh. Đây là cũng là bước phát triển của Khoa nhi sơ sinh nói riêng cũng như tập thể bác sĩ, điều dưỡng BV Phương Châu nói chung. Điều này cũng khẳng định nuôi một đứa trẻ sinh non là rất khó khăn nhưng nếu chăm sóc đúng bằng các kỹ thuật y học và tình yêu thương thì trẻ sinh non vẫn hoàn toàn có thể phát triển bình thường.

http://phuongchau.com/images/baiviet/khoa_nhi_so_sinh/kagaroo/3.jpg

H.3. Mẹ mang bé trong chiếc áo Kangaroo chuẩn bị xuất viện

 

Khởi nguồn từ Bogota của COLOMBIA. Chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo đã được sự chú ý của thế giới y học bởi Whitelaw va Sleath. Cùng với giới truyền thông và hỗ trợ của UNICEF cho phương pháp “con chuột túi” này. Đây là phương pháp đặt trẻ sanh non tháng nhẹ cân da kề da với mẹ. Theo đó, mẹ hoặc người thân ôm trẻ sát vào ngực mình 24/24 giờ nhờ đó nhịp tim, nhịp thở của mẹ sẽ kích thích, giúp trẻ tránh được các cơn ngưng thở rất thường xảy ra ở trẻ cực non. Phương pháp này rất dễ thực hiện, nó có hiệu quả đối với việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ, giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh, tử vong cho các trẻ đẻ non. Ngày nay phương pháp Kangaroo được thực hành trên khắp thế giới và được công nhận là phương pháp mang đầy tính nhân bản, con được nằm trong vòng tay, hơi ấm của mẹ.

Khi cháu bé non tháng, nhẹ cân vừa ra đời, sau giai đoạn điều trị oxy, thở máy, săn sóc vô trùng, nuôi trong lồng ấp, trẻ tiếp tục được nuôi bằng phương pháp Kangaroo.

Ở BVPSQT Phương Châu, các cas sinh non tháng nhẹ cân được áp dụng phương pháp Kangaroo sớm hơn,phối hợp vừa ấp bé, vừa thở NCPAP, đồng thời tập phản xạ bú nuốt bằng chính sữa mẹ. Nhờ vậy mà chất lượng cuộc sống của bé trong những tuần đầu đời được nâng cao hơn rất nhiều. Thay vì phải bơm chất căng hoạt động bề mặt surfactant, cho bé thở máy, bé dễ bị nhiễm trùng phải tiêm chích nhiều, các em bé được ấp Kangaroo sớm hạn chế tối đa và hầu như không phải trải qua điều đó.

Trường hợp cas sinh non thứ hai là bé gái con sản phụ N.T.H 35 tuổi. Vợ chồng chị N.T.H đã mong con từ 18 năm nay. Cas sinh non nhẹ cân thứ ba là một bé trai 1800gr, con của sản phụ H.T.H.P 24 tuổi. Hai bé này cũng đều được Kangaroo sớm, thở NCPAP, cho ăn sữa mẹ từ ngày thứ 2 sau sinh. Hiện một bé đã xuất viện với tình trạng sức khỏe tiến triển tốt, bé trai đã tự bú mẹ và sắp xuất viện.

 

Wildcard SSL