6 HIỂU LẦM PHỔ BIẾN KHI NẤU ĂN CHO TRẺ

Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất, phù hợp với nhu cầu cho trẻ không phải là một việc dễ dàng, trong đó chế biến món ăn cho trẻ là một phần đầy thách thức.

Nhiều quan điểm lưu truyền trong dân gian từ lâu được nhiều ba mẹ ngày nay vẫn coi là “nguyên tắc vàng” khi làm món ăn cho trẻ. Song, những nguyên tắc này lại góp phần làm hạn chế nguồn dinh dưỡng vào cơ thể trẻ.

Hãy cùng bác sĩ dinh dưỡng Phương Châu tìm hiểu 6 hiểu lầm trên là gì nhé!

1. Dùng nước hầm xương/rau củ, lấy nước pha cháo sẽ có đủ đạm

Nhiều ba mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Hy vọng những chất dinh dưỡng sẽ tan trong nước và trẻ sẽ sẽ hấp thu đầy đủ các chất này. Thực tế, việc hầm xương chỉ còn tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, ba mẹ nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

2. Nấu một nồi cháo để tiện cho trẻ ăn cả ngày

Đây là một trong số những sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ mà ba mẹ thường mắc phải vì tính tiện dụng cao. Nhưng ba mẹ không nên nấu một nồi cháo trộn chung tất cả các loại thực phẩm rồi cho trẻ ăn cả ngày, bởi một nồi cháo đã được trộn chung các loại thực phẩm rất dễ bị thiu, mất vị thơm ngon làm trẻ chán ăn. Tiếp đến, mỗi lần cho trẻ ăn ba mẹ lại phải mang cháo đi hâm nóng lại, trong quá trình hâm lại lượng dinh dưỡng trong cháo không những không được đảm bảo mà cháo còn dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng, rồi đến mỗi bữa ăn sẽ lấy một lượng cháo trắng nấu với các loại thực phẩm khác rồi cho trẻ ăn.

3. Cho ăn thật nhiều thịt/cá/tôm/cua…giúp tăng cân

Nhiều ba mẹ còn mắc sai lầm khi nấu bột/cháo ăn dặm cho trẻ cứ cho thật nhiều thịt/cá/tôm/cua,.. vì nghĩ rằng như vậy con sẽ đủ dinh dưỡng và nhanh tăng cân. Nhưng thực tế cho thấy, nếu trẻ bổ sung quá nhiều chất đạm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ba mẹ nên cho trẻ ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

4. Thường xuyên nấu cháo với củ quả (cà rốt/ bí đỏ..), ít dùng rau lá

Rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng chứa nhiều vitamin cực kỳ cần thiết trong chế độ ăn uống lành mạnh của trẻ. Nhưng việc ăn quá nhiều củ quả có màu vàng, cam, đỏ dễ làm cho trẻ mắc bệnh vàng da. Ba mẹ nên luân phiên kết hợp cho trẻ ăn củ quả và rau lá, tránh việc chỉ tập trung ăn củ quả có màu quá nhiều trong chế độ ăn.

5. Không cho trẻ ăn dầu ăn hoặc cho ăn rất ít

Với trẻ, dầu ăn chính là nguồn cung cấp năng lượng chính, bởi số lượng thức ăn trẻ sử dụng ở giai đoạn ăn dặm khá ít. Mà nhu cầu năng lượng của trẻ lại cao, nếu độ tuổi này trẻ ăn thiếu chất béo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như chậm lớn hoặc chậm tăng cân do thiếu năng lượng trong khẩu phần. Chính vì thế, khi nấu ăn cho trẻ, ba mẹ nên cho 1 đến 2 thìa dầu ăn vào khẩu phần ăn cho trẻ.

6. Kiêng khem các thực phẩm khi trẻ bệnh

Khi trẻ bệnh, cơ thể rất cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe, ba mẹ không nên cho trẻ kiêng khem vì sẽ dẫn đến thiếu chất, bệnh sẽ kéo dài.

– Thấu hiểu chế độ dinh dưỡng, cách chế biến món ăn cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng, bác sĩ dinh dưỡng Nhi khoa Phương Châu sẽ giải đáp các thắc mắc về tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng như điều chỉnh khẩu phần ăn và hướng cải thiện chế độ ăn hiệu quả.

Ba mẹ có thể đặt lịch hẹn trước với bác sĩ Dinh Dưỡng Phương Châu qua Hotline Đặt lịch: 0907 939 346

Tổng đài 1900 54 54 66 sẵn sàng hỗ trợ gia đình thông tin cần thiết.

 

 

Wildcard SSL